Thông tin cập nhật

Canh tác sắn bền vững

Canh tác sắn bền vững

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên đã xây dựng mô hình thâm canh sắn bền vững

Hiện nay, diện tích trồng sắn của tỉnh Thái Nguyên khoảng 4.000ha, năng suất trung bình 154 tạ/ha, sản lượng 57.000 tấn. Tuy nhiên, người dân chủ yếu trồng theo phương thức quảng canh, nên năng suất thấp, đồng thời còn làm đất bị rửa trôi bạc màu, hoang hóa. Mặt khác, nhiều diện tích đất dốc chưa được tận dụng để sản xuất gây lãng phí tư liệu

Canh tác sắn bền vững

Phương pháp canh tác sắn bền vững cho phép tận dụng, mở mang diện tích canh tác 

 

Chi tiết
Phát triển cây tiêu ở huyện Ea H'Leo

Phát triển cây tiêu ở huyện Ea H'Leo

12/01/2016, 13:45 (GMT+7)

Bà con nông dân trên địa bàn đang tiến hành chăm sóc cây hồ tiêu niên vụ 2015-2016, với năng suất bình quân 3 tấn tiêu khô/ha, dự kiến vụ tiêu này toàn huyện sẽ thu được khoảng 4.900 tấn

Phát triển cây tiêu ở huyện Ea HLeo

Anh Lực bên vườn tiêu 1 năm tuổi.

Chi tiết
Ngành nông nghiệp giảm khoảng 100.000ha đất trồng lúa năm nay

Ngành nông nghiệp giảm khoảng 100.000ha đất trồng lúa năm nay

12/01/2016, 14:15 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết, năm 2016, ngành dự kiến sẽ giảm khoảng 100.000ha gieo trồng lúa để chuyển sang trồng một số cây hàng năm khác; trong đó chủ yếu là ngô, cây thức ăn chăn nuôi.

Ngành nông nghiệp giảm khoảng 100.000ha đất trồng lúa năm nay

Chi tiết
Nông nghiệp Việt Nam, 5 năm phát triển toàn diện.

Nông nghiệp Việt Nam, 5 năm phát triển toàn diện.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt bình quân 3,1%/năm; giá trị sản xuất tăng bình quân 3,6%/năm.

Chế biến, xuất khẩu thủy sản là ngành hàng có sự thay đổi ngoạn mục 5 năm qua

 

Chi tiết
Món quà năm mới cho các nhà khoa học

Món quà năm mới cho các nhà khoa học

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho rằng Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước là món quà năm mới 2016 dành cho các nhà khoa học.

 

Chi tiết
Lễ chia tay TS Lee Seong Hee và chào mừng TS Park Kwang Geun - Giám đốc Dự án KOPIA tại Việt Nam

Lễ chia tay TS Lee Seong Hee và chào mừng TS Park Kwang Geun - Giám đốc Dự án KOPIA tại Việt Nam

Ngày 24/12/2015, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tổ chức buổi lễ chia tay kết thúc nhiệm kỳ của TS. Lee Seong Hee – Giám đốc dự án KOPIA tại Việt Nam giai đoạn 203-2015 và chào mừng ông TS Park Kwang Geun – Giám đốc KOPIA tại Việt Nam giai đoạn 2016-2017.

Chi tiết
Dự án hợp tác Việt Nam – Cu Ba Tổng kết khóa học Chọn tạo giống ngô và đậu đỗ

Dự án hợp tác Việt Nam – Cu Ba Tổng kết khóa học Chọn tạo giống ngô và đậu đỗ

Ngày 23/12/2015, tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã diễn ra lễ Tổng kết và trao chứng chỉ khóa học Chọn tạo giống ngô, đậu đỗ cho các chuyên gia Cu ba trong khuôn khổ Dự án hợp tác Việt Nam – Cu Ba phát triển ngô, đậu đỗ.

Tham dự buổi lễ, về phía CuBa có: Ngài Đại sứ Herminio López Diaz, Tùy viên thương mại và kinh tế Đại sứ quán CuBabà Yudisley Cruz Valdes. Đại diện Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam có Ông Tô Việt Châu – Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bà Nguyễn Phương Thanh – Vụ Hợp tác quốc tế. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam có: Ông Nguyễn Văn Tạo – Phó Giám đốc; ông Nguyễn Văn Bộ - Nguyên Giám đốc, Chủ nhiệm Dự án; Ông Đặng Ngọc Hạ - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô; Bà Trần Thị Trường – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ; Đại diện lãnh đạo các Ban chức năng của Viện và các học viên CuBa tại Việt Nam.

Sau lời phát biểu khai mạc của Phó giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, các học viên CuBa tham gia khóa đào tạo đã báo cáo kết quả tập huấn tại Viện Nghiên cứu ngô và Trung tâm nghiên cứu phát triển đậu đỗ (Viện Cây lượng thực và Cây thực phẩm).

 

Chi tiết
Thị trường sữa đậu nành: Đại gia đấu bà nội trợ, quán cóc

Thị trường sữa đậu nành: Đại gia đấu bà nội trợ, quán cóc

Năm 2014, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tiêu thụ sữa đậu nành, với 613 triệu lít. Song, gần 70% lượng sữa hiện nay được nấu thủ công tại nhà và bán ở vỉa hè, quán cóc.

Thị trường, sữa đậu nành, nội trợ, quán cóc, bầu Đức, Thị-trường, sữa-đậu-nành, nội-trợ, quán-cóc, bầu-Đức,

Nhu cầu cao, song nguồn cung của gần 70% lượng sữa đậu nành hiện nay là tự nấu.

 

Chi tiết
Bác nông dân biến rác thành… nấm linh chi

Bác nông dân biến rác thành… nấm linh chi

Sinh ra và lớn lên trên đất nhãn, bác nông dân Lều Văn Phát có một niềm tin: “sinh ra trên đất nhãn thì phải làm giàu từ nhãn”. Rồi bác nảy ý tưởng: biến vỏ và hạt nhãn thành… dược liệu.

Chi tiết
Nông dân trồng nấm với sáng tạo nhỏ trị giá “nghìn đô”

Nông dân trồng nấm với sáng tạo nhỏ trị giá “nghìn đô”

Đây là “sáng tạo kỹ thuật” nhỏ nhưng hiệu quả của ông Đỗ Đình Hòa, 52 tuổi, chủ cơ sở sản xuất meo giống nấm và bịch phôi nấm các loại ở thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận (Tây Sơn, Bình Định).

Chi tiết
Liên kết trồng đậu nành

Liên kết trồng đậu nành

Cty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) sẵn sàng ký hợp tác với ngành nông nghiệp địa phương để phát triển vùng nguyên liệu trồng đậu nành từ 30.000 - 50.000 ha/năm và bao tiêu toàn bộ sản phẩm

Liên kết trồng đậu nành

Thông tin trên do ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết. Đây là đơn vị đầu tiên bao tiêu cây đậu nành với diện tích lớn giúp tỉnh thực hiện chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả. Trước mắt tỉnh sẽ khảo nghiệm bộ giống đậu nành đã được lai tạo ở Cư Jut (Đắk Nông) về trồng tại các trại giống vào vụ XH 2016 để so sánh với một số giống địa phương. Nếu đạt kết quả tốt sẽ tiến hành trồng ở vùng đất ven sông, diện tích đất chuyển đổi 2 lúa - 1 màu hoặc 1 lúa - 1 màu, đồng thời cùng với Vinasoy tổ chức mô hình luân canh lúa - đậu nành tại cánh đồng liên kết SX lúa có san bằng mặt ruộng để áp dụng cơ giới hoá, hạ giá thành SX. Được biết Cty Vinasoy chuẩn bị xây dựng nhà máy thứ 3 (2 nhà máy có công suất hàng trăm triệu lít sữa/năm đặt tại Quảng Ngãi, Bắc Ninh) và cần vùng nguyên liệu khoảng 200.000 ha tại ĐBSCL

Theo LÊ HOÀNG VŨ Nguon NongNghiep.vn

Chi tiết
Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt khi gia nhập TTP

Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt khi gia nhập TTP

Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM vừa tổ chức hội thảo “Nông Nghiệp Việt Nam và TPP: Cơ hội và thách thức” với nhiều chuyên gia, doanh nghiệp tham dự cùng thảo luận về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Từ đó giúp chúng ta hiểu rỏ hơn về điểm mạnh và điểm yếu của TPP mà cấu trúc lại để người tiêu dùng vẫn có thể hưởng lợi và nông dân ít bị thiệt thòi. PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng Khoa Kinh tế Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM chia sẻ: Cơ hội khi TPP có hiệu lực là hầu hết các mặt hàng trong đó có nông nghiệp khi xuất khẩu được giảm thuế về 0%, hoặc còn duy trì ở mức thấp và có lộ trình giảm. Do đó, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các quốc gia xuất khẩu những mặt hàng nông sản cùng loại, nhưng lại không phải là thành viên của TPP, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực như: thủy sản, đồ gỗ, cao su, điều, tiêu… Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều thách thức khi TPP có hiệu lực như: cơ hội giảm thuế quan chung cho tất cả các đối tác cũng dẫn đến tăng lượng hàng nhập khẩu nông sản hàng hóa từ các nước thành viên TPP vào Việt Nam với số lượng lớn, chất lượng cao, đa dạng về mẫu mã cũng như giá thành rẻ. PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi cũng chia lĩnh vực nông nghiệp thành 3 nhóm ngành chính để cạnh tranh. Nhóm thứ nhất là những ngành có thế mạnh có thể cạnh tranh tốt như thủy sản, gỗ, cây công nghiệp... Nhóm này cần được đầu tư thêm nhiều để gia tăng sức mạnh và khả năng phát triển. Nhóm thứ hai, chưa có khả năng cạnh tranh là nhóm ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt như: heo, bò, gà, vịt... nhóm này cần phải tích cực học hỏi, cải tiến để phát triển. Nhóm thứ ba là nhóm không có khả năng cạnh tranh như: đường, sữa… vì giá thành sản xuất quá cao. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi: Chúng ta thấy tuy hưởng lợi được nhóm thứ nhất, nhưng nhóm thứ hai và thứ ba chúng ta sẽ bất lợi vì nền nông nghiệp nước ta phổ biến là sản xuất nhỏ, quy mô hộ gia đình là chủ yếu. Thêm vào đó quy trình sản xuất theo lối nông hộ vẫn còn khá phổ biến ở Việt Nam khiến chất lượng nông sản không đồng nhất. Vì vậy hai nhóm này sẽ ảnh hưởng trức tiếp tới nông dân. Do đó họ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Nhưng đến nay đa phần người nông dân vẫn chưa được trang bị nhiều về kiến thức để sẳn sàng khi gia nhập TPP. Một số ý kiến quan ngại trong lĩnh vực chăn nuôi: Nếu không muốn ngành chăn nuôi bị “xóa sổ”, thì chúng ta cần mạnh dạn mổ xẻ để biết đâu là điểm mạnh, điểm yếu mà có giải pháp đột phá. “Con gà thả vườn, heo tộc... sẽ tồn tại nhưng không phải là thứ chúng ta có thể cạnh tranh. Phải dựa trên lợi thế về quy mô sản xuất để giảm giá thành. Các hộ sản xuất phải liên kết lại trong các hợp tác xã kiểu mới các hiệp hội sản xuất, trên cái nền ấy, mới có thể tồn tại được. Nhiều đại biểu cũng thừa nhận khi TTP có hiệu lực thì người tiêu dùng hoàn toàn được hưởng lợi. Ngoài giá rẻ, sản phẩm được cung ứng còn an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng... Chẳng hạn như mặt hàng sữa, lúc đó người Việt có thể ôm bình sữa ngoại nhập loại 2 lít uống thoải mái chứ không còn kiểu uống sữa bằng ly như hiện nay. Ông Nguyễn Văn Ngà, Giám đốc Công ty TNHH Agrocom, chia sẻ thêm: Chúng ta cứ mải lo xuất khẩu mà đôi khi lại quên đi thị trường nội địa. Ví dụ như cá tra khi xuất khẩu giá chưa tới 3 USD/kg, tương đương khoảng 60.000 đồng. Với giá này thì ở Việt Nam ai cũng có khả năng sử dụng sản phẩm này. Trong khi đó nhiều bạn bè của tôi ở khu vực miền Bắc muốn tìm sản phẩm cá tra ăn lại không có.

Nguồn Nongnghiep.vn

Chi tiết
Máy gieo đậu phộng đa năng

Máy gieo đậu phộng đa năng

Máy gieo hạt đậu phộng gồm 2 phần: Máy xới tay hiệu Yanmar, sử dụng động cơ K15 và bộ phận gieo hạt đậu phộng, có thùng chứa đậu khoảng 20 kg.

Anh Trần Thanh Phương ở xã Tân An, thị xã Tân Châu (An Giang) đã sáng chế thành công máy gieo đậu phộng đa năng, đạt giải Ba hội thi Sáng tạo khoa học - kỹ thuật tỉnh An Giang 2015. Anh Phương cho biết, máy gieo hạt đậu phộng gồm 2 phần: Máy xới tay hiệu Yanmar, sử dụng động cơ K15 và bộ phận gieo hạt đậu phộng, có thùng chứa đậu khoảng 20 kg. Máy vừa cày rãnh vừa bỏ hạt, cùng lúc được 3 hàng đậu với khoảng cách giữa các hàng (hàng cái) 35cm, bụi cách bụi (hàng con) 4 - 5cm và mỗi bụi từ 5 - 6 hạt, độ sâu gieo hạt có thể điều chỉnh được tùy yêu cầu canh tác. Sau khi gieo hạt thì có bộ phận phía sau lắp đất lại. Ưu điểm của máy là giúp giảm chi phí gieo trồng, giảm lượng hạt giống, độ đồng đều cao hơn gieo hạt theo cách truyền thống. Sản phẩm đã thử nghiệm thành công, đưa vào SX được bà con nông dân tín nhiệm cao. Những vụ mùa vừa qua, anh Phương còn làm dịch vụ gieo thuê cho bà con có yêu cầu. Năng suất hoạt động tối đa của máy có thể gieo sạ 0,4 ha/1 giờ, lượng hạt gieo từ 28-35 kg tùy vào yêu cầu của người canh tác. Ngoài tính năng gieo hạt, máy có thể tháo rời lắp ráp giàn xới làm dịch vụ xới thuê với thời gian tháo ráp khoảng 30 phút.

 

Nguồn NongNghiep.vn

Chi tiết
Thông tin cập nhật trang 13 Thông tin cập nhật trang 13

10/ 10 - 3320 phiếu bầu
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  2
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng